Dù có để ý hay không thì mỗi ngày bạn vẫn hấp thu một lượng lớn chất đường vào trong cơ thể của mình. Đường là một chất tạo ngọt được sử dụng trong hầu hết các loại thực phẩm, đồ uống hiện nay và nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chức năng cũng như tác hại của nó đến cơ thể con người. Có người xem nó là thứ ngọt nhất trên thế gian nhưng cũng có người xem nó là chất độc đối với mình. Vậy thực hư về đường như thế nào? Nên sử dụng đường ra sao để vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm thiểu các tác hại do nó gây ra? Mời các bạn cùng xem giải thích ngay dưới đây.
1. Các loại đường và chức năng của nó:
Có rất nhiều loại đường và những thứ tương tự như đường dùng để thay thế nó trong cuộc sống hiện nay. Nhưng chúng ta sẽ xem xét đến 2 loại đường phổ biến nhất đó là đường Gluco (Glucoza) và đường Fructo (Fructoza).
1.1 Đường Gluco (Lợi nhiều):
Đây là loại đường có lợi có sức khỏe chúng ta, nó cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi Gluco được chuyển hóa vào trong cơ thể, nó sẽ kích thích các tuyến tụy sản sinh ra chất Insulin, làm cho não bộ nhận biết được bạn đã ăn bao nhiêu thức ăn và do vậy kiểm soát được cơn thèm ăn, hay nói cụ thể hơn là bộ não sẽ cho bạn biết khi nào bạn đã ăn đủ no và nên ngừng việc ăn lại, ăn nhiêu đó là đủ rồi, ăn nữa sẽ béo phì đó.
Tuy có lợi nhưng đường Gluco vẫn có mặt hại, dù với một mức độ rất thấp. Đó là khi cơ thể xử lý chất Gluco từ bên ngoài đưa vào, có một quá trình xử lý nó sẽ diễn ra ở gan. Quá trình này làm sản sinh ra một chất gọi là LipoProtein mật độ thấp (Very low density lipoprotein - VLDL), một loại Cholesterol gây ra bệnh tim mạch. Tuy nhiên, may mắn là lượng chất này sinh ra rất ít, chỉ có 4,2% calorie từ đường Gluco được xử lý bởi gan sẽ chuyển thành chất VLDL nên tác hại của chúng gần như là không có.
1.2 Đường Fructo, bao gồm đường mía và Sirô bắp (Hại nhiều):
Có thể xem đường mía và Siro bắp (High Fructose Corn Syrup, HFCS) là như nhau bởi vì chúng đều rất ngọt và cùng chứa một lượng lớn đường Fructo (có hại). Đường mía chứa 50% lượng Fructo và Syro bắp chứa 55%, còn phần còn lại chính là Gluco mà chúng ta đã bàn ở trên (có lợi).
Trong đa số các trường hợp, Fructo có hại cho sức khỏe con người. Vì sao? Là do cách mà cơ thể chúng ta xử lý chúng. Đường Fructo chỉ có thể được xử lý bởi gan, điều mà chúng ta đã nói ở trên đó là nó sẽ sinh ra chất VLDL không tốt cho sức khỏe. Nghĩa là sẽ có một lượng lớn calorie, nhiều hơn gấp 3 lần so với đường Gluco, đi qua gan để xử lý và do đó, chất VLDL sẽ được sinh ra nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch và cả chứng béo phì. Nó cũng làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Và trên hết, đường Fructo còn gây ra một tác hại lớn đến não, khiến cho não không thể kiểm soát được lượng thức ăn mà bạn đã ăn vào, nói cách khác là bạn sẽ không có cảm giác no và do đó sẽ ăn liên tục. Để kiểm soát việc hấp thu và giải phóng năng lượng, bộ não cần phải tiếp nhận tín hiệu từ một protein tên là Leptin. Trong khi đó, Fructo lại cắt đứt mối liên lạc giữa não bộ và protein này, làm cho não bộ không biết chúng ta đã ăn được bao nhiêu, đã ăn đủ hay chưa. Vì thế, chúng ta sẽ có cảm giác đói liên tục và quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng bị rối loạn. Ví dụ điển hình cho tác hại này chính là Soda, hay còn gọi là các loại nước có gas (chứa đường Fructo), nó làm cho bạn cảm thấy đói mặc dù đã ăn rất nhiều thức ăn. Chưa kể đến các tác hại khác của đường Fructo nhưng chỉ bấy nhiêu đây thôi cũng đủ dấy nên một rắc rối lớn làm nhiều người phải đau đầu, đó là béo phì.
Tuy nhiên, đường Fructo vẫn còn chút "lương tâm" chứ không phải hoàn toàn xấu. Nếu bạn là một vận động viên chuyên nghiệp hay chơi các môn thể thao nặng như điền kinh, cử tạ, bóng đá... thì Fructo lại rất có ích trong trường hợp này. HFCS sẽ giúp phục hồi nhanh chóng lượng Glucozen mà cơ thể đã đốt cháy trong lúc vận động. Vì thế mà các đồ uống thể thao thường sử dụng chất HFCS để giúp các vận động viên phục hồi thể lực nhanh hơn. Tuy nhiên, cái "lương tâm" này của Gluco cần phải được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, không nên lạm dụng quá nhiều.
Nguồn: Tổng hợp