- Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic….trong thịt vịt cũng rất cao.
- Theo Đông y, thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo.
- Tuy nhiên, do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn.
- Chọn vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng.
- Chọn vịt có xương đen, mỏ đen càng tốt.
- Vịt ức dày, chân ấm nóng, tinh nhanh, không bị bệnh…
- Vịt: 1 con (Tùy theo số lượng người trong gia đình để chọn trọng lượng. Cho 3 người là 1,5 kg)
- Măng: Chọn măng còn tươi, củ có hình thô, to nhỏ đều nhau, không cong, giòn nhưng non. Không chọn măng mỏng vỏ, có đốm hay bị héo,…
- Gừng, hành tía băm, hành lá.
- Rượu trắng
- Gia vị: Muối, tiêu,…
- Thịt vịt làm sạch. Dùng gừng giã nhỏ hòa với rượu trắng rồi xát đều lên thân vịt để khử mùi hôi.
- Chặt miếng thịt vừa ăn rồi ướp với muối, hành tím băm và tiêu cho ngấm vị ( khoảng 15 phút).
- Phi thơm hành khô rồi cho thịt vịt vào xào qua trong 5 phút, có mùi thơm của gia vị thì đổ nước vào.
- Măng luộc chín, rửa sạch lại một lượt nước rồi đem xé sợi nhỏ. ( Khi luộc nên mở vung để hơi bốc đi. Khi nào thấy măng mềm cũng là lúc chất đắng cũng đi hết).
- Đợi thịt chín, cho măng vào và nêm gia vị cho vừa miệng.
Thành phẩm
Thịt vịt mềm nhưng không quá nhừ. Măng vừa chín tới, không bị nát, vị đắng đã không còn. Nước dùng thơm mùi hành phi, có vị ngọt của thịt vịt và vị chua chua của măng, gia vị nêm vừa miệng.
Bạn có thể trang trí vài ngọn rau thơm, nhánh hành tươi,.. lên trên bát canh để tạo độ ngon mắt.
Bạn và gia đình có thể thưởng thức món vịt nấu măng ăn nóng hổi hay ăn cùng với bún đều ngon tuyệt. Chúc các bạn thành công với món ăn bổ dưỡng này.